3/27/2016

15. Tư liệu/tham khảo (09/06/2016)

Bài viết trình bày sự khác nhau giữa Đạo Phật và Ấn Giáo (Bà La Môn Giáo?). Có nhiều điểm liên quan đến thế giới quan của Pháp Lý Vô vi.



Quý Pháp hữu kính mến, Người Ấn Giáo nói Đạo Phật từ Ấn Giáo mà ra. Sự thật không phải như vậy, Đạo Phật khác hẳn Ấn Giáo từ những điểm chánh (Vô Ngã, cao thượng không phải do giai cấp mà do hành động của mỗi người (Phật) – Hữu ngã, giai cấp (Ấn giáo)…) đến những điểm nhỏ. 


Mà Tôi xin mạn phép liệt kê ra đây: Đạo Phật khác Ấn Giáo ít nhất là 24 điều: 



1. Đạo Phật: Đức Phật đã giác ngộ, 

Khác với Ấn giáo: Các chư thiên còn bị đọa vì chưa giác ngộ hoàn toàn. 

2. Đạo Phật: Vô Ngã (Anatta) nên ngủ uẩn luôn thay đổi 
Khác với Ấn giáo: Hữu ngã hay linh hồn, nên chuyển kiếp cùng với một thể (Atta hay soul). 

3. Đạo Phật: Tứ Diệu Đế (The Four Noble Truths) 
Khác với Ấn Giáo: Không có Tứ Diệu Đế 

4. Đạo Phật: Bát Chánh Đạo (The eight-fold Noble) 
Khác với Ấn Giáo: Không Có Bát Chánh Đạo 

5. Đạo Phật: Có Luận A Tỳ Đàm (Tạng Luận trong Tam Tạng Kinh: Kinh, Luật, Luận) 
Khác với Ấn Giáo: Không có Luận 

6. Đạo Phật: Không Tái Sanh một cách đơn giản (Ngủ Uẩn vô thường) 
Khác với Ấn Giáo: Linh hồn chuyển kiếp 

7. Đạo Phật: Không có giáo chủ 
Khác với Ấn Giáo: Có giáo chủ 

8. Đạo Phật: Thập Nhị Nhân Duyên 
Khác với Ấn Giáo: Tác phẩm của Thượng Đế, một đấng toàn năng 

9. Đạo Phật: Niết Bàn (Nibbana hay Nirvana) 
Khác với Ấn Giáo: Thiên Đàng (Moksha) 

10. Đạo Phật: Không thực hành khắc khổ (Trung Đạo) 
Khác với Ấn Giáo: Khắc khổ nếu cần 

11. Đạo Phật: Danh & Sắc không cố định (Instable Rupa & Nama) 
Khác với Ấn Giáo: Không giải thích như trên 

12. Đạo Phật: Chánh tín (“Thắc mắc nhiều, giác ngộ nhanh”) 
Khác với Ấn Giáo: Mê Tín và tin những điều không thể giải thích được 

13. Đạo Phật: Đạo Phật căn cứ trên Trí Tuệ 
Khác với Ấn Giáo: Căn cứ trên lễ nghi và niềm tin 

14. Đạo Phật: Niềm tin đặt trên Nhân duyên, Nhân quả 
Khác với Ấn Giáo: Không tin vào Nhân duyên, Nhân quả 

15. Đạo Phật: Thực hiện Minh Sát Tuệ (Vipassana) 
Khác với Ấn Giáo: Thực hiện bố thí và điều huyền diệu (Pujas and miracles) 

16. Đạo Phật: Thiền định và Minh Sát Tuệ (Samatha & Vipassana) 
Khác với Ấn Giáo: Yoga (Nên Yoga tuyệt đối không phải là Đạo Phật) 

17. Đạo Phật: Cho phép đặt câu hỏi và phê bình 
Khác với Ấn Giáo: Không cho phép đặt câu hỏi và phê bình 

18. Đạo Phật: Không bắt buộc điều gì, tất cả do lòng tự giác 
Khác với Ấn Giáo: Giáo điều bắt buộc phải theo (Commands and musts) 

19. Đạo Phật: Không mong đợi (Vì là vô thường và tất cả đều do nhân duyên và nghiệp báo) 
Khác với Ấn Giáo: Có mong đợi 

20. Đạo Phật: Không có 1,500 phiền não (thuốc độc) 
Khác với Ấn Giáo: Có Hận thù, Lệ thuộc, Tà kiến… 

21. Đạo Phật: Nghi lễ không phải là điều quan trọng 
Khác với Ấn Giáo: Văn hóa nghi lễ rất quan trọng 

22. Đạo Phật: Không phân biệt giai cấp 
Khác với Ấn Giáo: Phân biệt giai cấp 

23. Đạo Phật: Không cho phép sát sanh để cúng tế 
Khác với Ấn Giáo: Cho phép sát sanh để cúng tế 

24. Đạo Phật: Tất cả chúng sanh, bao gồm cả chư thiên, chư thiên thần hộ pháp đều được phép tu hành theo Kinh điểm hay tự giác v.v…. 
Khác với Ấn Giáo: Bà La Môn chỉ được phép nghiên cứu kinh Vệ Đà. 

Trên đây là một số khác biệt giữa Đạo Phật và Ấn Giáo (Bà Là Môn Giáo cũng không hoàn toàn giống Ấn Giáo và đạo Sikh – Vốn từ Ấn Giáo) 

...

1 nhận xét:

  1. Xin các cô chú và các anh chị độc giả lưu ý.

    1. Một số tư liệu và bài đăng trong trang blog này được lấy trên mạng Internet và được trích dẫn toàn văn hoặc một phần với nguồn trích dẫn kèm theo. Bài đăng được trích nguyên văn với nội dung không thay đổi ngoại trừ một số sửa đổi về lỗi chính tả, phông chữ, cách trình bày khi thấy cần thiết.

    2. Lập trường xuyên suốt của trang web này là không khẳng định hay phủ định những gì được đăng, không cho những nội dung bài đăng là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai. Các cô chú và các anh chị có thể tự do đọc hay không đọc, tuy nhiên tác giả trang blog này xin được không chịu trách nhiệm về những nội dung của những bài đăng. Quyền và trách nhiệm nhận xét nội dung trong các bài đăng thuộc về các cô chú và các anh chị độc giả.

    3. Các bài được đăng thường nêu lên các góc nhìn khác nhau; ít nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến vấn đề xuất hồn trong Pháp lý Vô vi. Các góc nhìn này thường ngược lại với các quan điểm thường thấy trong giới hành giả Vô vi – ngược lại nhưng xin hiểu không phải là nói xấu. Sở dĩ như vậy vì dường như toàn bộ Phật Giáo chính thống phủ nhận vấn đề xuất hồn và cho rằng các cảnh giới xuất hồn - là điều được tán thành trong Pháp lý Vô vi – không thật có , chỉ là nằm trong tưởng uẩn mà thôi.

    Xin cám ơn các cô chú và các anh chị.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.